Tố chất cần có của nghề báo

Cùng với xu thế khu vực hoá mạnh mẽ, ngoài những ngoại ngữ thông dụng như tiếng Anh, tiếng Pháp, các thứ tiếng khác trong khu vực cũng sẽ là một lợi thế rất lớn cho bạn khi tác nghiệp.

Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6) đang tới gần, hãy cùng tìm hiểu thêm về những người làm nghề báo và học hỏi về các tố chất để thành công trong nghề được gọi là các “Chiến sỹ trên mặt trận thông tin” này.

1

Có năng khiếu phát hiện thông tin

Trước hết, năng khiếu này thể hiện ở việc bạn quan tâm tới các sụ kiện và cuộc sống luôn mới mẻ dù ở những góc quen thuộc nhất. Bạn nhanh nhạy và tháo vát hơn mọi người trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin.

Báo chí là nghề trả lời câu hỏi triết học cái gì mới, nên năng khiếu phát hiện thông tin rất quan trọng với bất kỳ nhà báo nào. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên có cơ sở đào tạo báo chí lại yêu cầu môn thi năng khiếu báo chí khi tuyển sinh.

Nhà báo phải có khả năng nhìn thấy thông tin ở khắp nơi trong đời sống xã hội. Anh ta nhận ra “vấn đề” ngay trong những cái bình thường mà mọi người dễ bỏ qua. Sự nhìn thấy ấy lại phụ thuộc không ít vào vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nhà báo tích luỹ được về mọi mặt của cuộc sống. Nhà báo là người nằm trong dòng chảy thông tin vận động không ngừng, nên buộc phải thông hiểu mọi lĩnh vực đời sống để có thể phát hiện cái mới và thông tin tới công chúng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo những phẩm chất và kỹ năng nhạy bén của nhà báo để làm báo tốt hơn tại đây.

2

Bạn có năng khiếu truyền tin

Phát hiện thông tin chưa đủ, bạn còn phải quyết định thông tin đó có nên đưa tới công chúng không, và đưa tới ở mức độ nào. Phẩm chất này rất quan trọng trong nghề báo.

Năng khiếu truyền tin không phải bạn là trung tâm “buôn dưa lê” mà là bạn biết cách chọn lọc thông tin, chi tiết, biết cách khiến nó trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu và thực sự cần thiết với công chúng.

Thường thì nếu bạn có ý định chọn nghề báo, ngay từ khi còn học trung học, bạn nên gắng học giỏi đều các môn học, nhất là những môn học Khoa học xã hội (Văn, Sử, Địa lý…). Những môn học này không chỉ rèn kỹ năng viết lách, diễn đạt mà còn tạo dựng cho bạn một “phông” văn hoá nền phong phú. Ngoài ra, hãy cố gắng tập cho mình thói quen đọc sách báo, nghe đài, xem truyền hình… Bạn sẽ tích luỹ được rất nhiều cách truyền đạt. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tác nghiệp báo chí của bạn sau này.

3

Bạn đam mê nghề thông tin

Dòng chảy bất tận của thông tin đầy ma lực nhưng cũng dễ vắt kiệt sức lực của bạn. Làm nghề báo, bạn rất dễ bị căng thẳng về thần kinh trước áp lực của công việc và sự kiện. Chính vì vậy, hãy tự xem bạn có đam mê nghề thông tin không?

Nhiều bạn trẻ đã lầm lẫn về bản thân khi chọn nghề báo vì đây là một nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Thích được nổi tiếng, thích được mọi người nể trọng, săn đón, nên nhiều người đã chọn nghề báo một cách cảm tính đầy sai lệch như thế mà không biết rằng nghề báo là một nghề nặng nhọc, nguy hiểm, phải có năng khiếu riêng, và phải thật đam mê thông tin. Đây nhất thiết phải là một đam mê có sự soi xét, can thiệp của lý tính, để có thể gìn giữ suốt đời.

Làm nhà báo, việc phỏng vấn đối tượng để thu thập thông tin là rất quan trọng, vì vậy bí quyết giúp nhà báo phỏng vấn thành công ở đây chắc chắn sẽ có ích cho các bạn làm báo.

4

Bạn có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất chính trị trong sáng

Báo chí là nghề hoạt động chính trị – xã hội nên lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất chính trị trong sáng giữ vai trò tiên quyết với người làm báo.

Trái với nghề sư phạm thường khuôn trong một môi trưởng mẫu mực, nghề báo luôn phải đối mặt với vô vàn cám dỗ và cả những hiểm nguy. Làm sao giữ được ngòi bút trung thực, thẳng thắn, bình tĩnh để đưa đến công chúng những thông tin đúng đắn?

Điều đó không dễ chút nào. Và đôi khi, dù hoàn toàn vô tình, bạn cũng có khả năng phạm phải sai lầm lớn, gây hậu quả nghiêm trọng.

Một nhà báo lão thành nước ta từng tổng kết: Nhà báo phải có “đôi mắt sáng, lòng trong và cây bút sắc”. Tố chất này đòi hỏi một quá trình rèn luyện lâu dài và nghiêm túc.

5

Bạn năng bồi dưỡng cho mình một vốn văn hoá, vốn sống phong phú

Với nghề báo, bạn phải tiếp cận với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì thế, bạn cần có một vốn văn hoá vững chắc, luôn luôn được bồi dưỡng, cập nhật với vốn sống thực tế, phong phú.

Nếu không, ngay từ buổi phỏng vấn đầu tiên với một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, bạn sẽ dễ có cảm giác “lơ ngơ như bò đội nón”, không biết phải hỏi gì. Và cũng thật tệ khi bạn, người đưa tin chuyên nghiệp, người trả lời câu hỏi CÁI GÌ MỚI lại lạc hậu so với thời đại.

Ngoài “phông” kiến thức tổng hợp ấy, bạn cũng nên có một lĩnh vực chuyên sâu. Bạn sẽ có những bài viết thật sự sắc sảo và tỉ mỉ hơn, chuyên về một mảng nào đó của đời sống. Và muốn vậy, bạn – nhà báo, phải là người trước hết am tường về nó.

6

Bạn luôn tự hào về trình độ ngoại ngữ và tin học của mình

Trong môi trường giao lưu quốc tế rộng rãi hiện nay, ngoại ngữ và tin học cần cho tất cả các ngành nghề trong xã hội. Với nghề báo, yếu tố này đặc biệt quan trọng. Trong các cuộc gặp gỡ trao đổi với sinh viên báo chí, các nhà báo đã trưởng thành và có kinh nghiệm trong nghề thường khuyên thế hệ sau ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, có thời gian và điều kiện, hãy cố gắng trau dồi vốn ngoại ngữ và tin học.

Cùng với xu thế khu vực hoá mạnh mẽ, ngoài những ngoại ngữ thông dụng như tiếng Anh, tiếng Pháp, các thứ tiếng khác trong khu vực cũng sẽ là một lợi thế rất lớn cho bạn khi tác nghiệp.

7

Bạn ưa vận động

Ba lô trên vai, bạn luôn sẵn sàng cho những chuyến đi.

Với nghề báo, bạn thường phải bôn ba nhiều nơi. Chẳng ai có thể ngồi một chỗ để làm báo. Bởi vậy, thích đi và biết cách đi là một trong những yếu tố quan trọng của nhà báo. Nhưng hãy nhớ rằng những cuộc đi này rất khác với đi chơi, thường đầu óc bạn luôn phải căng thẳng với nhiệm vụ đã được vạch sẵn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *